0908 957 936

HƯỚNG DẪN VỆ SINH BẾP TỪ, BẾP HỒNG NGOẠI ĐÚNG CÁCH

Bếp được vệ sinh và kiểm tra thường xuyên sẽ bền hơn, hoạt động ổn định hơn và an toàn hơn trong quá trình sử dụng. Một chiếc bếp đẹp cũng sẽ khiến chúng ta muốn vào bếp hơn thêm yêu hơn công việc nấu nướng. Vậy làm thế nào để bếp luôn sạch đẹp và vệ sinh bếp điện từ như thế nào cho đúng cách? Cùng tham khảo một số gợi ý sau của Bếp Xinh các bạn nhé.

1. Cách vệ sinh bếp điện từ

Với mặt bếp:

Nhiều người cho rằng vệ sinh mặt kính bếp từ, bếp hồng ngoại rất đơn giản, chỉ cần lấy khăn lau qua lau lại là xong. Tuy nhiên, thực tế, nếu bạn vệ sinh không đúng các thì sẽ vừa khiến bạn mất thời gian, lại có thể làm hỏng kính, xước kính, gây mất thẩm mỹ cho bếp. Các bước vệ sinh mặt bếp như sau:

Bước 1: Ngắt nguồn điện, để bếp nguội rồi mới vệ sinh.

Bước 2: Lựa chọn dung dịch vệ sinh, làm sạch. Không nên sử dụng các dung dịch vệ sinh trôi nổi, giá rẻ, không nguồn gốc. Vì chúng có thể gây hại cho mặt kính, cho da tay cũng như sức khỏe người dùng.

Bước 3: Bạn xịt dung dịch vệ sinh, làm sạch chuyên dụng lên, lau đi lau lại nhiều lần để vết bẩn bị đánh bật. Cuối cùng, bạn lau lại bằng khăn sạch.

– Lưu ý khi vệ sinh mặt bếp:

+ Đối với những vết dầu mỡ: Trong quá trình nấu ăn sẽ rất khó để tránh khỏi vụn thức ăn, dầu mỡ bắn và bám lên bếp, nếu để lâu ngày những vết bẩn này có thể tạo ra vi khuẩn và khô lại khó vệ sinh. Chính vì thế mà bạn cần lau ngay bếp sau mỗi lần sử dụng.

+ Đối với vùng nấu từ các bạn có thể sử dụng 1 chiếc khăn ướt kết hợp một chút nước rửa bát để tăng thêm hiệu quả.

+ Còn đối với vùng nấu điện hay còn gọi là vùng nấu hồng ngoại, các bạn cần lưu ý khi sử dụng bếp xong các vùng nấu này vẫn còn nóng khi tắt bếp, nếu vệ sinh ngay thể gây bỏng.

 

 

Hãy đợi khoảng từ 5 đến 10 phút hoặc đến khi quạt tản nhiệt của bếp điện từ tắt rồi vệ sinh như vùng nấu từ.

+ Đối với những cặn bẩn cứng đầu: Nếu chiếc bếp điện từ lâu không được vệ sinh chắc chắn sẽ xuất hiện những mảng bám cứng đầu và lúc này sẽ cần những biện pháp mạnh hơn để tăng khả năng vệ sinh hiệu quả, những

 

biện pháp có thể kể đến như.

+ Bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh bếp điện từ chuyên dụng để vệ sinh những mảng bám cứng đầu này. Các bạn chỉ cần cho một chút dung dịch vệ sinh bếp lên vết bẩn để từ 10 đến 15 phút là có thể vệ sinh bình thường.

+ Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng dao vệ sinh bếp chuyên dụng, loại dao này có lưỡi không quá sắc, bén được dùng để cạo các lớp bẩn trên mặt kính rất thông dụng mà không để lại vết trầy, xước.

Lưu ý quan trọng đối với thao tác này: phải đặt ngang toàn bộ bề mặt tiếp xúc của dao, tay cầm dao để nghiêng 30-40 độ so với bếp tránh làm trầy xước bề mặt bếp gây mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng thêm các mẹo sau đây để vệ sinh mặt kính bếp:

– Dùng nước cơm đun sôi: Bạn dùng nước cơm đang sôi hòa loãng rồi thoa lên mặt kính. Nước cơm sẽ thấm dầu mỡ, bạn chỉ cần lau lại bằng khăn mềm là được.

– Dùng baking soda để loại bỏ vết bẩn: Bạn cho baking soda lên các góc dính vết bẩn khó sạch, lấy khăn ẩm thấm nước phủ lên, chờ tầm 15 phút. Sau đó, bạn dùng khăn lau theo vòng tròn trên mặt kính đến khi sạch hoàn toàn.

Với khay bếp: Bạn dùng nước rửa bát hoặc dung dịch vệ sinh, làm sạch chuyên dụng để lau bếp, xịt lên những chỗ bám dầu mỡ, lấy khăn để lau vết bẩn cho đến khi hết chất tẩy trên khay.

Với dây cắm: Bạn nên vệ sinh và kiểm tra dây cắm, phích cắm hàng ngày trước khi dùng để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng tránh những trường hợp rò rỉ điện do chuột cắn…

2. Những lưu ý khi vệ sinh bếp từ

 Không nên lau chùi bếp ngay sau khi vừa nấu ăn xong vì nhiều bếp từ có chức năng giữ nhiệt trong khoảng thời gian nhất định, bếp sẽ vẫn còn nóng sau khi nấu. Vì vậy, bạn nên để bếp nguội hoàn toàn, chú ý điện không vào nữa thì mới có thể vệ sinh bếp.

– Khi thức ăn trào ra ngoài thì bạn cần tắt bếp ngay lập tức để giảm sự cố xảy ra, sau đó lau sạch bằng khăn khô tránh chập cháy các vi mạch của bếp, hoặc sau khi dừng nấu khoảng 20 phút thì bạn dùng khăn mềm lau bỏ các vết dẫu mỡ một cách nhanh chóng.

– Sau khi vệ sinh, nếu bếp chưa khô thì bạn không nên bật bếp lên sử dụng vì có thể làm chập vi mạch hoặc giảm tuổi thọ của bếp. Bạn hãy đợi cho bếp điện khô hẳn rồi mới bắt đầu sử dụng lại.

– Hãy tập trung nấu ăn và không bỏ dở bếp đang đun để làm việc khác. Trong thực tế, có nhiều bà nội trợ mải làm việc khác mà quên mất mình đang đun món ăn nào đó trên bếp từ, kết quả là món ăn cháy, hỏng, trào thức ăn ra bếp, bếp bị ảnh hưởng, hỏng hóc và phải sửa chữa hoặc thay bếp mới.

– Không nên lạm dụng chất tẩy rửa quá nhiều để vệ sinh bếp điện từ vì việc này vừa gây lãng phí chất tẩy, mất thời gian và nếu không tẩy sạch hóa chất là có thể gây hại cho người sử dụng.

– Nếu bạn vắng nhà lâu ngày, lấy một miếng vải che bếp từ lại để tránh bụi bẩn rơi vào bếp. Bạn cũng nên ngắt nguồn điện của bếp khi đi vắng.